“Bí quyết để làm việc hiệu quả hơn không phải là quản lý thời gian mà là năng lượng của bạn” – Michael Hyatt. Và nguồn tái tạo năng lượng hiệu quả, tốt nhất chính là giấc ngủ. Sau mỗi giấc ngủ, ta như được sạc đầy năng lượng, tinh thần trở nên sảng khoái và thoải mái hơn bao giờ hết. Vậy nên giấc ngủ rất quan trọng, dù là một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.
Không phải tự nhiên mà chúng ta nhận được lời khuyên nên ngủ trưa. Mà bởi vì, một giấc ngủ trưa rất cần thiết và mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần của con người.
1. Tại sao giấc ngủ trưa lại quan trọng?
Không phải ai cũng may mắn có một giấc ngủ ngắn vào giữa ngày. Công việc bận rộn, thời gian hạn hẹp và căng thẳng gia tăng khiến mọi người không có thời gian để ngủ trưa. Tuy nhiên, dù bận rộn thế nào bạn cũng nên ngủ trưa vì giấc ngủ trưa dù ngắn nhưng cũng có rất nhiều lợi ích sức khỏe. Những lợi ích có thể kể đến như:
• Đem lại sự tỉnh táo
Bạn biết lý do tại sao năng lượng của bạn lại giảm vào đầu giờ chiều không? Sau đó, bạn cảm thấy buồn ngủ và mất tập trung. Việc này xảy ra với hầu hết chúng ta. Một giấc ngủ ngắn có thể đưa ta thoát khỏi những điều đó. Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị: một giấc ngủ trưa ngắn từ 20 – 30 phút giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo và hiệu suất công việc được cải thiện rõ rệt, cải thiện tình hình mất cân bằng cơ thể nếu giấc ngủ ban đêm của bạn có trục trặc.
• Tránh kiệt sức
Làm việc căng thẳng mỗi ngày mà không được nghỉ ngơi đễ dẫn đến stress, bực dọc và kiệt sức. Một giấc ngủ ngắn sẽ khởi động lại cơ thể và cho bạn một khởi đầu mới.
• Tăng trí sáng tạo
Giấc ngủ trưa sẽ giúp não bộ nghỉ ngơi và phục hồi tốt, giúp tăng cường sự sáng tạo. Bên cạnh đó, sức khỏe não bộ cũng được cải thiện, qua đó trí nhớ được tăng cường.
• Tăng hiệu quả làm việc
Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả làm việc của nhân viên giảm dần theo thời gian trong ngày. Cuộc khảo sát của Đại Học Havard vào năm 2002 lại chứng minh rằng ngủ trưa khoảng 30 phút khôi phục hiệu quả làm việc của nhân viên về thời điểm khi ngày mới bắt đầu.
• Giúp ích cho tim
Theo một nghiên cứu từ trường Y Tế Cộng Đồng Boston những người ngủ trưa ít nhất ba lần/ tuần khả năng mắc các bệnh về tim mạch ít hơn 37% người không thực hiện và với nam giới, tỉ lệ này là 64%. Một giấc ngủ ngắn giúp cơ thể khởi động lại tốt hơn để chống lại sự xâm nhập các căn bệnh về tim mạch.
• Hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch
Ngủ trưa được cho giúp giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao. Những bệnh nhân cao huyết áp có ngủ trưa 60 phút/ngày sẽ giảm huyết áp đáng kể so với bệnh nhân không ngủ trưa. Ngoài ra, ngủ trưa khoảng 30 phút có thể giúp ích cho hệ miễn dịch của chúng ta (theo một nghiên cứu nhỏ công bố trên tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism).
2. Một số mẹo để có một giấc ngủ trưa chất lượng
Thực hiện giấc ngủ nhất quán
Bạn nên cố gắng ngủ vào cùng một thời điểm trong ngày. Điều này giúp ổn định nhịp sinh học của bạn và tối đa hóa các lợi ích mà giấc ngủ trưa mang đến.
Ngủ trưa ngắn
Để tránh theo quán tính của một giấc ngủ say và sâu khiến bạn có cảm giác lạm dụng thời gian và mất phương hướng khi thức dậy, bạn nên đặt đồng hồ báo thức để tránh ngủ quên. Một giấc ngủ ngắn 20 – 30 phút là đủ để không có tác động tiêu cực đến giấc ngủ ban đêm của bạn.
Tắt đèn
Ánh sáng kích thích các cơ quan trong cơ thể hoạt động và điều đó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ trong quỹ thời gian eo hẹp. Tắt đèn hoặc sử dụng kính mắt để giấc ngủ đến với bạn dễ dàng và chất lượng hơn.
Sử dụng chăn ga gối đệm phù hợp
Tùy thuộc vào thời tiết mà bạn hãy lựa chọn cho mình loại chăn phù hợp. Nếu trời mát mẻ thì một chiếc chăn mỏng sẽ phù hợp cho một giấc ngủ ngắn. Còn nếu trời lạnh thì những chiếc chăn giữ nhiệt, dày hơn… sẽ là lựa chọn hợp lý để dễ dàng có được giấc ngủ ngon.
Hầu hết các chất liệu vải trải giường thường nằm trong các loại cotton, lụa hoặc lanh đó đều là những loại sợi tự nhiên, thoáng khí giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Người sử dụng khi nằm không có cảm giác bí bách khó chịu.
Chất liệu ga giường phổ biến được làm bằng vải cotton nguyên chất. Cotton được làm từ sợi xơ dài, khiến nó mang lại một lớp vỏ mịn màng, sắc nét.
Bạn nên chọn loại đệm có độ phẳng và độ cứng vừa phải, đủ để hỗ trợ cột sống và các bộ phận khác của cơ thể. Độ cứng quá cao có thể gây ra những điểm áp lực, tạo cảm giác khó chịu và khiến cột sống của bạn không duy trì được các đường cong tự nhiên trong khi ngủ, gây đau nhức, mệt mỏi. Nhưng đệm mềm, lún quá cũng sẽ không tốt vì sẽ bị võng dưới vùng giữa cột sống, gây ra tư thế nằm sai, dẫn đến đau lưng, đau cột sống.